Bệnh có thể gặp khi nước tiểu của chó có máu

Bệnh có thể gặp khi nước tiểu của chó có máu: Nhiễm Leptospira, sỏi thận-bàng quang- niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, bị tổn thương, nhiễm lê dạng trùng, bị rắn cẵn, viêm tuyến tiền liệt

Một số bệnh thường gặp ở chó với hiểu hiện đi tiểu ra máu

1.  Nhiễm Leptospira (xoắn khuẩn)

Con vật có thể bị chết đột ngột – thân nhiệt thay đổi – hố mắt trũng – nôn mửa – vùng thắt lưng bị đau – hơi thở hôi – trên răng có bựa bám màu đỏ – lưỡi và miệng bị hoại tử – hoàng đản – mắt và mũi có dịch chảy ra – mũi và lợi chảy máu – con vật mệt mỏi – đái ra máu – thận viêm mãn tính.. Mổ khấm bệnh tích thấy – gan, thận xung huyết – tim, phổi, thận, ruột non xuất huyết

2.  Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo

Con vật đi tiểu khó, nước tiểu chỉ nhỏ giọt, lưng uốn cong, dáng đi cứng – sức khoẻ suy giảm – rùng mình – sốt – run – cơ thể yếu – con vật ở trạng thái mệt mỏi – huyết niệu – chết.

3.  Viêm bàng quang

Con vật có biểu hiện cố gắng để đi tiểu – lượng nước tiểu thoát ra ít có thể là cho con vật đau đớn khi đi tiểu – đôi khi con vật bị sốt – bỏ ăn – suy nhược – bề mặt bà quang xù xì, rất nhạy cảm khi sờ vào – trong nước tiểu có máu – đem nước tiểu đi phí tích có cục máu đông hoặc mủ.

4.  Viêm thận

Các dấu hiệu ban đầu có thể là âm ỉ nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột – con vật nôn từng cơn – khát nước – mệt lả – urê huyết (xuất hiện co giật) – con vật gầy còm dần – khi sờ vào vùng thắt lưng có dấu hiệu tránh né – ánh mắt lộ vẻ lo lắng – ỉa chảy từng đợt – yếu – ngủ trong trạng thái lơ mơ – có mùi nước tiểu – miệng và lưỡi bị thối loét – răng đổi thành màu nâu – bị chàm da – xét nghiệm nước tiểu có Albumin, trụ niệu – trong những trường hợp cấp tính thấy trong nước tiểu có máu. Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy bề mặt thận xù xì

5.  Bị tổn thương

Con vật bị gãy xương. Ví dụ như xương dương vật – hoặc gặp tai nạn có liên quan đến ống dẫn niệu (làm cho ống dẫn niệu bị tổn thương).

chó vàng việt nam

6.  Nhiễm lê dạng trùng

Đây là bệnh ít gặp – gây chết ở chó con, hiếm khi gây chết ở chó lớn – kiểm tra thấy có ve Rhipicephalus – con vật khát nước – ỉa chảy – nôn mửa – ở phân và chất nôn ra có dịch mật (màu vàng) – táo bón – vàng da – vô niệu – nước dãi chảy ra có bọt như màu máu – suy hô hấp cấp – da, niêm mạc xuất huyết – phù – có dấu hiệu bồn chồn – sốt – có Hemoglobin trong nước tiểu – phiết kính thấy có Babesia caris – nước tiểu màu đỏ.

7.  Bị rắn cắn

Dấu hiệu tuỳ thuộc vào loài rắn cắn – suy nhược – yếu cơ – cơ bị liệt, nhão – liệt tứ chi – đồng tử mắt giãn rộng – nôn mửa – chảy nước dãi – thở nhanh và thở khó – thân nhiệt lúc tăng, lúc giảm – trong phần lớn các trường hợp phản xạ với ánh sáng bị biến mất, vài trường hợp có phản xạ chậm, một số ít thì vẫn còn phản xạ – một số con có hiện tượng xanh tím và một số ít hơn nữa thì bị ỉa chảy – con vật có thể bị chết tuỳ thuộc vào từng loại rắn, lượng nọc độc và vị trí cắn. Ví dụ như nọc độc của rắn hổ mang đi vào lòng mạch thì con vật gần như chết ngay lập tức, còn nọc rắn đen khi đi vào mô mỡ hoặc mô liên kết có thể gây chết sau vài ngày – con vật có phản ứng điều trị với huyết thanh trị nọc rắn – một số ít trường hợp có máu trong nước tiểu. Ví dụ như khi bị rắn đen cắn.

8.  Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh có ở những con chó già – con vật suy nhược – lưng cong – có dấu hiệu đau đớn khi đi tiểu – nước tiểu chảy thành giọt có máu – đôi khi bị nôn – khi sờ qua trực tràng thấy tuyến tiền liệt bị sưng.

Con vật mang thai 60 ngày, có thể cộng trừ 3 ngày, rồi đẻ.

Sự hoạt động rụng trứng có chu kỳ 180 ngày. Như vậy 2 lần trong một năm Sự hoạt động của chu kỳ sinh sản chó cái diễn ra như sau: chó cái sau khi thay lông, thân thể béo khoẻ thì bắt đầu có hoạt động sinh dục. Chó kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài từ 9 – 16 ngày

Thời kỳ phối giống thích hợp từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 13, kể từ ngày thấy kinh đầu tiên, tuỳ thuộc vào trạng thái sinh lý của từng con chó cái.

Thông thường chó đến ngày rụng trứng, thì sự hưng phấn về tính dục đến đỉnh cao nhất. Chó ăn ít, thích gần chó đực, khi gần chó đực thì đứng im, cong đuôi lên và chịu cho phối giống

Khi phối giống thì nên phối 2 lần, cách nhau 1 ngày để đảm bảo sự thụ tinh chắc chắn

Nguồn Naihuou.com sưu tầm !

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *